Thiết kế ý tưởng Cột Đồng Hồ Quảng Ninh

  • Tên dự án: Thiết kế ý tưởng Cột Đồng Hồ Quảng Ninh
  • Danh mục công trình: Văn hóa
  • Địa điểm: Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
  • Đơn vị thiết kế: Công ty CP dịch vụ tư vấn thiết kế IBSTAC
  • Năm hoàn thành: 2009
  • Chủ đầu tư: Quảng Ninh
  • Quy mô – Diện tích: Đảo giao thông để xây dựng công trình có hình tròn, bán kính 25m, diện tích đảo giao thông là 1962,5 m2
  • Giải thưởng 2009: Giải Nhì

Công trình Cột đồng hồ tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được xây dựng làm Cột đồng hồ, đảo giao thông và là biểu tượng đặc trưng của khu vực trung tâm thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh.

Góp phần làm đẹp kiến trúc cảnh quan khu trung tâm đô thị và tạo nét đặc thù riêng của thành phố Hạ long, tỉnh Quảng Ninh. 

Khu đất xây dựng làm Đảo giao thông ngã 5 phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long có bán kính là 25m. Xung quanh đảo giao thông được quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng lớn tập trung như: Bưu điện tỉnh, Trung tâm bưu chính viễn thông quân đội Viettel, Trung tâm Mobile, Tổ hợp Trung tâm các Ngân hàng , Tổ hợp văn phòng cho thuê, Trung tâm thương mại dịch vụ.

Quy hoạch tổng thể Cột đồng hồ

Hướng bắc là trục đường Trần Hưng Đạo cũ, nhìn ra nhà bưu chính viễn thông 11 tầng (cao 40m) và bưu điện tỉnh 5 tầng (cao 20m). Hướng nam là đường Trần Hưng Đạo kéo dài( đang xây dựng) nhìn thẳng ra biển, dự kiến xây dựng tổ hợp liên cơ quan 15 tầng (cao 50m)  và trung tâm bưu chính viễn thông 21 tầng (cao 70m). Phía tây là đường Lê Thánh Tông dự kiến xây dựng tổ hợp chung cư 41 tầng (cao 150m). Phía đông là đưởng bao biển Lán bè dự kiến xây dựng trung tâm công viên văn hóa Hạ Lọng và các công trình công cộng thấp tầng.

Nghiên cứu cách tổ chức không gian theo quy hoạch được duyệt, đề xuất 2 phương án xây dựng Cột đồng hồ:

Phương án 1: Phát triển theo chiều đứng

Lựa chọn quy mô: chiều cao biểu tượng là 50m, tiết diện trung bình là 2,1m x 4,5m. Hình khối mềm mại, tạo sự tương phản với các khối công trình chính xung quanh. Chiều cao lựa chọn phù hợp với tầm nhìn từ các tuyến phố (cận cảnh) và tầm nhìn từ biển vào (viễn cảnh). 

Phương án 2: Phát triển theo chiều ngang

Phát triển theo chiều ngang

Lựa chọn quy mô: đường bo công trình giới hạn trong 25m cao và 12,5m rộng. Hình khối chắc khỏe, cô đọng. Màu sắc đối lập cảnh quan xung quanh, tạo điểm nhấn cho không gian trung tâm. 

Phương án 1: Vị trí: Cột đồng hồ được bố trí tại tâm của đảo giao thông,tạo sự cân xứng và mở rộng điểm nhìn từ mọi phía đến Cột đồng hồ

Bố cục: Hình khối được thiết kế mềm mại và chuyển động mô phỏng theo truyền thuyết Vịnh Hạ Long – Rồng hạ xuống biển. Tại code 35m đến 40m bố trí 1 hình cầu, trên bề mặt đặt đồng hồ. Mô phỏng như hòn ngọc của thời gian. 

Vị trí của đồng hồ được đặt tại code 35m đến 40m, đường kính mặt đồng hồ là 5,7m.
 
Với kim đồng hồ dày 10cm thì có thể nhìn rõ ở khoảng cách 325m; và khoảng cách gần nhất có thể nhìn rõ đồng hồ là 50m. Như vậy với đường kính đồng hồ theo tính toán đảm bảo nhìn rõ đồng hồ từ các trục đường chính.

Giải pháp hình thức:

Dựa trên ý tưởng  Rồng hạ xuống vịnh mang theo viên ngọc của thời gian. Thủ pháp tạo hình: sử dụng các mặt chuyển động tạo nên các dải mô phỏng hình Rồng và sóng biển. Đồng hồ hình cầu mô phỏng viên ngọc của thời gian.

Giải pháp sử dụng vật liệu:

Vật liệu sử dụng đảm bảo bền vững với khí hậu của biển, đề xuất dùng vật liệu cốt  là BTCT, bề mặt sử dụng gạch gốm dạng ánh kim, tạo nên sự chuyển động của sóng , dải.

Nền(chân đế) của Cột đồng hồ được tạo hình sóng nước. Vật liệu sử dụng đá khối tự nhiên màu sáng đẽo tạc hình ảnh đặc trưng mô phỏng lịch sử văn hóa Hạ Long. Bố cục xen kẽ cây xanh, thảm cỏ trong đảo giao thông. Bó vỉa sử dụng đá tự nhiên khối màu ghi sáng.  

Giải pháp ánh sáng:

Ban ngày: Các khối của công trình được khắc sâu vào 15-20 cm tạo các khoảng đặc rỗng, khi có ánh sáng nhấn mạnh được các dải, tuyến của hình khối.

Ban đêm: Các khối của công trình được khắc sâu vao 15-20 cm được đặt đèn chiếu sáng tạo sự nhấn mạnh chuyển động mềm mại của khối vào ban đêm.

Hình cầu của đông hồ được chiếu sáng trọng điểm và lắp đèn lazer tạo nên sự tỏa sáng vào ban đêm như viên ngọc.

Thảm cỏ trên đảo giao thông được đặt theo hình lượn sóng, kết hợp với ánh sáng nhân tạo ban đêm nhấn mạnh tính chuyển động của sóng nước.

Giải pháp tổ chức cảnh quan:

Phần nền (chân đế) sử dụng hệ thống cây xanh, thảm cỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực và đặc tính của đảo giao thông. Hệ thống cây xanh, thảm cỏ được trồng và sắp xếp theo hình sóng nước và được thay đổi theo mùa

Tin tức liên quan

  • Thiết kế nhà thi đấu Học viện nông nghiệp Việt Nam

    Tên dự án: Thiết kế nhà thi đấu Học viện nông nghiệp Việt Nam Danh mục công trình: Thể Thao Địa điểm: Châu Quỳ _ Gia Lâm_ Hanoi city Đơn vị thiết kế: Ibstac hợp tác thiết kế cùng IBST(VKHCNXD) Năm hoàn thành: 2015 Chủ đầu tư: Học viện nông nghiệp Việt Nam      

  • Giải nhì thiết kế ý tưởng nhà thi đấu đa năng Mỹ đình

    Tên dự án: Giải nhì thiết kế ý tưởng nhà thi đấu đa năng Mỹ đình Danh mục công trình: Thể Thao Địa điểm: Hà Nội Đơn vị thiết kế: IBSTAC hợp tác cùng Công ty PST – A Design Partnership Năm hoàn thành: 2007 Chủ đầu tư: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – Khu Liên hợp Thể thao Quốc Gia Quy mô – Diện tích: DT …